Răng khôn là những chiếc răng được mọc sau cùng khi bạn đã trường thành. Tuy nhiên, khi mọc những chiếc răng này, có nhiều người cảm thấy đau nhức, thậm chí là hành sốt. Vậy nguyên nhân do đâu? Vì sao mọc răng khôn lại gây đau?

Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba. Một người bình thường sẽ có 4 cái răng khôn (răng số 8) ở góc hàm. Đây là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng, là răng mọc cuối cùng thường ở độ tuổi 17- 25. Việc nhổ bỏ hay bảo tồn răng khôn là chủ đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới nha khoa. 

Tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có ngành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc thẳng dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu, khó vệ sinh răng nên dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng và đau tủy răng.

Thường thì răng khôn hàm dưới hay gây biến chứng hơn

Khi răng khôn húc vào răng số 7 thì gây đau, gây sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, viêm còn gây sốt. Những người có xương hàm rộng, răng khôn đủ chỗ mọc nên không bị đau, sốt. 

Thường thì răng khôn hàm dưới hay gây biến chứng hơn. Khi có sưng đau ở vùng răng khôn khiến miệng không thể há được, người bệnh thấy đau nhức và sốt thì nhất thiết phải tới bệnh viện chuyên khoa răng-hàm-mặt để được các bác sĩ khám và điều trị đúng (giữ lại hay nhổ). Tuyệt đối không được dùng tăm hay vật nhọn chọc ngoáy vào chỗ viêm.

Khắc phục cơn đau do mọc răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc lệch 90 độ, bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo vệ hàm răng và tránh viêm nhiễm.   

Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.

 

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).

Bác sĩ nha khoa sẽ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.   

Tất nhiên, khi để lại răng khôn, bạn sẽ có đủ răng, giúp phục hình răng nếu răng số 7 không còn và không phải chịu một cuộc phẫu thuật. Nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề răng khôn, sau đợt điều trị viêm lợi trùm, bạn nên trực tiếp đến khoa răng hàm mặt để được khám kỹ lại xem răng khôn có mọc lệch, mọc kẹt hay mọc ngầm để có biện pháp điều trị thích hợp.

 

HÀ NỘI NHA KHOA

Trụ Sở Chính : 402 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

Tel: 04.6675.7755 - 093.6262.488

Website: http://hanoinhakhoa.com.vn 

Facebook: www.facebook.com/hanoinhakhoa