Kiến thức chăm sóc
(Lúc 05/02/2015 09:02)
Nhiệt miệng xảy ra khi nóng trong người khiến cho miệng cảm thấy khó chịu và đau rát. Thông thường, các đốm nhiệt này xuất hiện ở má, nướu, dưới lưỡi hoặc bên lưỡi. Đó có thể là những vết loét nông, được phủ bởi màng màu xám và có quầng viêm đỏ xung quanh.
Các đốm nhiệt nếu xuất hiện nhiều hoặc với kích thước lớn sẽ khiến bạn khó chịu, đau rát và ngại nhai nuốt. Một số mẹo chữa nhiệt miệng và các đốm nhiệt dưới đây giúp bạn xoa dịu cơn đau tạm thời bởi các đốm nhiệt.
(Lúc 05/02/2015 09:02)
Các nghiên cứu cho thấy người bị bệnh sâu răng có thể bị nhiễm trùng xoang hàm (viêm xoang). Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm nên khi vùng răng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội.
Ngoài các nguyên nhân khác như dị ứng của cơ thể với môi trường, sức đề kháng kém, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, viêm xoang còn bắt nguồn từ sâu răng và nhiễm trùng răng hàm trên.
(Lúc 05/02/2015 08:02)
Không đi khám nha sỹ
Nhiều ba mẹ chỉ đưa bé gặp nha sỹ khi răng miệng bé đã có vấn đề, điều đó khiến việc chữa trị mất thời gian hơn và thu hẹp cơ hội phục hồi răng. Để tránh điều này, bé 18 tháng tuổi cần được làm quen với nha sỹ và khám răng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc giúp bé hình thành một thói quen chăm sóc răng miệng tốt cần thực hiện đúng lúc. Hãy bắt đầu ngay hôm nay vì hàm răng chắc khỏe bền lâu cho bé yêu nào!
(Lúc 05/02/2015 07:02)
Các chuyên gia từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Nha khoa Mỹ cho biết trong 30 năm qua, tỷ lệ sâu răng sữa không hề giảm. Khoảng 40% trẻ em bị sâu răng khi mới 5 tuổi, và phần lớn các bậc phụ huynh thường tỏ ra thờ ơ với tình trạng này hoặc không biết cách xử trí cũng như chăm sóc trẻ khi bị sâu răng sữa.
(Lúc 05/02/2015 07:02)
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước miếng, dễ sụt cân, thậm chí có thể sốt, nổi hạch.
- Phần niêm mạc miệng và bề mặt lưỡi của bé xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.
(Lúc 05/02/2015 07:02)
Giúp trẻ hình thành thói quen đánh răng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và tối trước khi ngủ với kem đánh răng có chứa fluor để giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh răng mỗi ngày, do vậy các bậc phụ huynh cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.
(Lúc 05/02/2015 06:02)
Đau răng là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiện tượng đau răng có thể xuất hiện khi bé đang mọc răng, bị sâu răng, sau khi nhổ răng sữa, hay là dấu hiệu cho biết bé đang bị viêm nhiễm nướu, tủy răng…Những cơn đau răng thường làm trẻ biếng ăn, khó chịu hay tệ hơn là khóc lóc. Một vài mẹo sau đây sẽ giúp trẻ giảm cơn đau răng hiệu quả.
(Lúc 30/01/2015 01:01)
Đặc biệt, đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất quan trọng bởi một khoảng thời gian dài sau đó (6-9 tiếng), bạn không hề uống nước và vi khuẩn có thể dễ dàng phá hoại răng của bạn.
Đánh răng buổi sáng sớm cũng quan trọng không kém bởi việc này sẽ giúp bạn “dọn sạch” những gì vi khuẩn đã sản sinh ra trong một đêm. Đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học nói rằng bạn nên đánh răng khoảng 1h sau khi ăn sáng (chứ không phải là trước khi ăn sáng).
(Lúc 07/01/2015 11:01)
Hầu hết mọi người đã có răng vĩnh viễn có đủ kiều kiện để làm trắng răng. Nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và tư vấn liệu pháp làm trắng răng tốt nhất cho bạn. Tùy thuộc vào loại và mức độ trầm trọng của răng bị ố màu mà nha sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng một hay nhiều liệu pháp sau:
Cạo vôi răng để loại bỏ vế ố màu ở bên ngoài gây ra bởi thức ăn hay thuốc lá
(Lúc 03/01/2015 14:01)
Làm Sao Các Bạn Trẻ Có Nụ Cười Rạng Rỡ Và Khỏe Mạnh?
Cách tốt nhất để các bạn có nụ cười đẹp và răng khỏe mạnh là duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt ngay từ nhỏ. Dù có phải mang mắc cài hay những khí cụ chỉnh nha khác hay không, điều quan trọng là: